NEO trong đất yếu

Như các bạn đã biết, hai lo lắng lớn nhất trước khi quyết định sử dụng Neo trong đất cho hố đào sâu tại các khu vực địa chất như TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên là:
– Tính pháp lý khi neo sang vùng đất lân cận.
– Và Neo trong đất yếu
Với sự phát triển của công nghệ Neo hiện nay, những hạn chế này đã cơ bản được giải quyết. Một trong những giải pháp thường được sử dụng đó là:
– Đối với tính pháp lý: Sử dụng Neo tháo dỡ được (sau khi thi công hệ thống tường hầm, sàn hầm thì tháo dỡ cáp neo ra). Giải pháp này đã và đang áp dụng hiệu quả tại Việt Nam 5 năm trở lại đây.

Còn đối với giải pháp cho Neo trong đất yếu?

Hãy cùng FUCONS đến với một dự án tại Hải Phòng cuối năm 2020.
– Địa chỉ dự án: huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
– Cấu trúc địa tầng:
Lớp 1. Ðất ruộng dày 0.5m
Lớp 2. Bùn sét pha trạng thái chảy, dảy 9.0m, chỉ số SPT = 1
Lớp 3. Sét trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm, chiều dày lớp 6.0m, chỉ số SPT = 5-6
Lớp 4. Sét màu xám nâu trạng thái dẻo mềm, bề dày lớp 11.50m, chỉ số SPT = 5-6
Lớp 5. Sét pha dẻo mềm đến dẻo cứng, bề dày lớp 11.65m, chỉ số SPT = 5-9
– Điều kiện địa chất thủy văn: cao độ mực nước ngầm -2m so với mặt đất
– Chiều sâu hố đào: 6m
Với yêu cầu về tiến độ, việc sử dụng loại Neo mở rộng bầu (cải tạo đất khu vực bầu neo) là không khả thi. FUCONS đã lựa chọn sử dụng loại Neo phân bố, chịu nén và đặc biệt sử dụng Grout Sock.
Lực neo thiết kế được tính toán kỹ lưỡng ở mức 200 -250 kN/ neo.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ Neo thất bại là 0%

Neo trong đất yếu